NHỮNG ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN CỦA THIẾT BỊ ĐO LCR
NHỮNG ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN CỦA THIẾT BỊ ĐO LCR
Như các bạn đã biết thì mỗi thông số của các linh kiện điện tử cần được kiểm tra một cách chính xác và tỉ mỉ trong nhiều trường hợp khác nhau, nhất là trong các trường hợp sử dụng tại nhà máy hay các cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị. Và một trong số những thiết bị mà chúng tôi muốn nhắc đến ngày hôm nay đó là thiết bị đo LCR. Đây là một trong những thiết bị hiện đang được sử dụng khá phổ biến và không thể thiếu nếu như bạn muốn kiểm tra hoặc sửa chữa các linh kiện điện tử. Vậy trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về những ứng dụng hiện nay của thiết bị đo LCR.
Khái quát chung về thiết bị đo LCR
Đầu tiên thì chúng ta sẽ điểm qua lại xem thiết bị đo LCR là gì. Đây là những dòng sản phẩm chuyên sử dụng để đo các thông số của một linh kiện nào đó. Những thông số ấy được thể hiện ngay trên chính tên của thiết bị, đó là L: cuộn cảm, C: tụ điện và R: điện trở. Ngoài ra thì ngày nay cũng có nhiều thiết bị đo LCR được tích hợp thêm các tính năng mở rộng khác, có thể sử dụng để đo Q: hệ số phẩm chất cuộn cảm và D: hệ số phẩm chất của điện trở, hoặc kèm theo những tính năng đó điện áp của dòng điện xoay chiều, đo đi ốt, hay đo tần số,… và nhiều tính năng nổi bật khác nữa.
Thiết bị đo LCR hiện nay được sản xuất dưới rất nhiều dạng máy khác nhau, trong đó chủ yếu có 3 loại được dùng nhiều nhất đó là đồng hồ đo LCR, nhíp đo LCR và máy đo LCR để bàn. Với từng loại thiết bị khác nhau sẽ được sử dụng trong những trường hợp khác nhau. Ví dụ như với đồng hồ và nhíp đo LCR sẽ rất tiện dụng nếu như trong quá trình sửa chữa và đo đạc linh kiện bạn phải di chuyển qua lại, còn máy để bàn thì thường chỉ được sử dụng trong các phòng thí nghiệm mà thôi, bởi kích thước của chúng lớn hơn hẳn.
Những ứng dụng phổ biến của thiết bị đo LCR
Như chúng tôi vừa đề cập ở trên thì không chỉ là về tính năng mà còn cả về hình dáng bên ngoài của mỗi loại thiết bị đo LCR là khác nhau, vậy nên bạn cần phải nắm rõ được từng đặc điểm của chúng để lựa chọn đâu là thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng của mình nhất. Về ứng dụng của thiết bị đo LCR thì chúng thường được dùng để sửa chữa, kiểm tra các loại linh kiện điện tử hoặc các board mạch, giúp cho bạn có thể nhanh chóng tìm ra chỗ hỏng hóc một cách dễ dàng.
Thông tin khác
-
DỊCH VỤ CHỤP ẢNH NHIỆT (SCAN NHIỆT) TRONG CÔNG TÁC BẢO TRÌ DỰ PHÒNG
Ảnh nhiệt là gì? Mỗi vật thể đều có một bức xạ nhiệt độ khác nhau và chúng ta không thể nhận biết chúng bằng mắt thường. Ảnh nhiệt thể hiện giá trị nhiệt độ bề mặt của vật thể. Thông thường màu sáng thể hiện giá trị nhiệt độ cao hơn và màu tối … Đọc tiếp "DỊCH VỤ CHỤP ẢNH NHIỆT (SCAN NHIỆT) TRONG CÔNG TÁC BẢO TRÌ DỰ PHÒNG"
-
Thước cặp điện tử Insize
Được thành lập vào năm 1995, Insize được biết đến là công ty cung cấp thiết bị đo lường chuyên dụng đa dạng cả mảng cơ – điện giá rẻ trên thị trường. Định vị ban đầu của Insize là phục vụ cho phân khúc khách hàng phổ thông, cá nhân, trường dạy nghề….các lĩnh … Đọc tiếp "Thước cặp điện tử Insize"
-
Độ cứng là gì? Máy đo độ cứng là gì?
Độ cứng là đặc tính của vật liệu, không phải là tính chất vật lí cơ bản. Nó được định nghĩa là khả năng chống lại vết lõm và nó được xác định bằng cách đo độ sâu vĩnh viễn của vết lõm. Nói 1 cách đơn giản hơn, khi sử dụng một lực cố … Đọc tiếp "Độ cứng là gì? Máy đo độ cứng là gì?"
-
RMS là gì? Cách tính True RMS
RMS là tên tiếng anh được viết tắt của cụm từ Root Mean Square tức là giá trị của căn bậc 2 bình phương. Giá trị RMS hiệu dụng là giá trị của căn số bậc 2 bình phương dòng điện xoay chiều, tương đương với giá trị dòng điện 1 chiều sản sinh đi … Đọc tiếp "RMS là gì? Cách tính True RMS"
-
Tại sao việc trang bị Bộ Lưu Điện trong các bệnh viện lại cực kỳ quan trọng?
Bệnh viện là nơi có cơ sở hạ tầng phức tạp, đòi hỏi phải cung cấp điện liên tục để duy trì hoạt động hàng ngày. Trong trường hợp mất điện, các hệ thống và thiết bị có thể bị ngừng hoạt động và mất tới một phút để kết nối với máy phát điện … Đọc tiếp "Tại sao việc trang bị Bộ Lưu Điện trong các bệnh viện lại cực kỳ quan trọng?"