Lưu trữ

BỘ LƯU ĐIỆN LÀ GÌ? VÀ 6 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

BỘ LƯU ĐIỆN LÀ GÌ? VÀ 6 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Bộ lưu điện hay còn được gọi là UPS (Uninterruptible Power Supply) là thiết bị được ưu tiên chọn lựa hiện nay bởi các doanh nghiệp hoặc các hộ gia đình cần sử dụng để dự phòng nguồn năng lượng điện luôn có sẵn khi xảy ra các trường hợp như mất điện, chạm mạch điện cháy nổ dẫn đến CB trong nhà tự động tắt, khi chưa kịp sao lưu dữ liệu trên máy tính PC hoặc các thiết bị quan trọng cần hoạt động liên tục.

Bộ lưu điện UPS có nhiệm vụ cung cấp lượng điện năng đã lưu trữ trước đó cho các thiết bị, máy tính được hoạt động một cách liên tục, dù có xảy ra sự cố từ nguồn cấp điện bên ngoài. Giúp bạn có đủ thời gian để thực hiện thao tác sao lưu dữ liệu trước khi tắt máy tính theo cách thông thường hoặc vẫn kịp cho bạn khởi động máy phát điện.

Mặc dù vậy nhưng trong quá trình chọn mua hoặc đang sử dụng, bảo trì bộ lưu điện người dùng vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định. Để biết được hướng giải quyết tốt nhất, sau đây chúng ta cùng điểm qua 6 câu hỏi thường gặp về Bộ Lưu Điện UPS cũng như là lời giải đáp.

1/ VÌ SAO CẦN SỬ DỤNG BỘ LƯU ĐIỆN

Khi công việc của bạn thường xuyên thao tác trên máy tính để bàn và các thiết bị ngoại vi bằng nguồn điện lưới, mất điện đột ngột sẽ khiến các dữ liệu chưa kịp sao lưu trên máy tính sẽ mất đi hoặc làm trì trệ công việc của bạn, ảnh hưởng đến dịch vụ, ảnh hưởng đến khách hàng và các thiết bị liên quan.

Không ít các doanh nghiệp khi đối diện với sự cố dữ liệu vì mất điện đột ngột, dẫn đến thiệt hại không hề nhỏ, mới nhận ra được tầm quan trọng của Bộ Lưu Điện. Bởi trong hệ thống dữ liệu còn có một sô thành phần quan trọng như: nguồn điện, hệ thống lạnh, camera an ninh, báo cháy…v.v, tất cả phải luôn được duy trì, giúp trung tâm dữ liệu hoạt động ổn định. Điều này cho chúng ta biết được tầm quan trọng, cũng như vì sao cần sử dụng Bộ Lưu Điện UPS.

2/ UPS CUNG CẤP ĐIỆN ĐƯỢC BAO LÂU?

Điều này phụ thuộc vào từng công suất của mỗi dòng  Bộ Lưu Điện UPS và cách sử dụng của bạn trên thiết bị. Ngoài ra dung lượng điện tích trong một bình ắc quy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hoạt động của UPS. Thời gian hoạt động thông thường của UPS có thể hoạt động là từ 5-30 phút, thậm chí là vài giờ đồng hồ đối với loại có công suất cao.

Một yếu tố nữa làm ảnh hưởng đến thời gian hoạt động của Bộ Lưu Điện, là số lượng các thiết bị của bạn kết nối vào cùng một UPS và sử dụng cùng một lúc mất điện sẽ gây ra tiêu tốn nhiều điện năng được lưu trữ hơn.

Tại đây bạn có thể tham khảo dòng máy Bộ Lưu điện APC-Schneider Easy UPS SRV2KI (2000VA, 230V, Online Tower) với thời gian lưu điện lâu nhất là 67 phút cho 160W và 4 phút cho 1600W.

3/  CÓ THỂ CẮM TOÀN BỘ CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI VÀO BỘ LƯU ĐIỆN UPS HAY KHÔNG?

Do công suất của Bộ Lưu Điện có giới hạn, chúng ta nên hạn chế cắm nhiều thiết bị vào nó. Router ADSL và máy tính để bàn là hai thứ nên dùng với bộ lưu điện UPS.

Vì khi nguồn điện lưới bị cúp, việc chúng ta sử dụng khá nhiều các thiết bị vào UPS, đặc biệt là các máy hoạt động với công suất lớn như máy in, máy quét ảnh sẽ làm tiêu hao rất nhiều thời gian hoạt động của Bộ Lưu Điện.

Chính vì lẽ đó có thể khiến bạn không còn đủ thời gian để kịp sao lưu dữ liệu máy tính hoặc không kịp chờ đến khi nguồn điện lưới được cung cấp trở lại.

4/ LÀM SAO ĐỂ TÍNH ĐƯỢC CÔNG SUẤT CỦA UPS BỘ LƯU ĐIỆN CẦN MUA?

Có nhiều trường hợp vì muốn tiết kiệm chi phí chấp nhận mua UPS có công suất quá thấp khiến cho thời gian hoạt động của sản phẩm rất ngắn, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Ngược lại, nếu mua UPS với công suất quá cao thì rất tốn kém , trong khi nhu cầu sử dụng cũng chỉ bằng một nữa của công suất BỘ LƯU ĐIỆN.

Vì vậy bạn cần phải biết cách tính toán công suất của bộ lưu điện là bao nhiêu, tối thiểu phải đáp ứng được công suất thực tế tổng của các thiết bị ngoại vi mà bạn sẽ sử dụng khi mất điện đột ngột.

Khi bạn chuẩn bị mua bộ lưu điện để dự phòng cho những ngày tạm thời mất điện, bạn cần phải cân nhắc kỹ 2 yếu tố sau đây:

  • Xác định tổng công suất của bộ tải
  • Thời gian cần sử dụng

Các bước và công thức tính thường được sử dụng để tính toán như sau:

Bước 1: Tính tổng công suất sử dụng thực tế, bạn có thể tham khảo công suất của một số thiết bị thông dụng của văn phòng và gia đình ở bảng 1. Khi mất điện bạn nên dùng cho những thiết bị thật cần, không nên dùng cho những thiết bị không cần thiết.

Bước 2: Tính công suất bộ lưu điện, nếu thiết bị sử dụng chỉ gồm những dòng sản phẩm có nguồn khởi động nhỏ như: màn hình LCD, máy tính, TV, đèn, quạt, thì công suất bộ lưu điện nên lớn hơn 1.5 lần tổng công suất thực tế tính ở bước 1. Nếu thiết bị có dòng khởi động lớn như: máy lạnh, tủ lạnh, máy in, máy bơm  thì công suất của bộ lưu điện tối thiểu phải gấp 2 lần tổng công suất,  nếu số lượng thiết bị loại này nhiều có thể cần gấp 2.5 hoặc 3 lần tổng công suất.

Bảng 1: Tham khảo công suất một số thiết bị thông dụng trong gia đình và văn phòng.

SỐ TT LOẠI THIẾT BỊ CÔNG SUẤT THÔNG THƯỜNG
1 Tổng đài 8-16 line 45W
2 Camera hồng ngoại 15W
3 Đầu ghi hình 45W
4 Bộ máy tính để bàn 300W
5 Máy fax 45W
6 Thiết bị mạng modem 10W
7 Tivi LCD 32’’ 80W
8 Máy in Laser 250W
9 Máy tính xách tay 110W
10 Quạt điện 50-80W
11 Đèn thắp sáng 1m2 20-40W
12 Máy điều hoà 2HP 1500W
13 Máy điều hoà 1.5HP 1100W
14 Máy điều hoà 1HP 750W
15 Tủ lạnh Từ 100W-500W
16 Nồi cơm điện 500-700W

 

VÍ DỤ CỤ THỂ:

Lựa chọn bộ lưu điện và ắc quy để chạy 2 máy tính xách tay, 1 máy in laser, 1 máy fax, hệ thống mạng, 2 đèn tuýp 1m2, 1 bộ máy tính văn phòng, 1 tổng đài.

Bước 1: Công suất thực tế = (2*110) + 250 + 45 + 10 + (2*40) + 300 + 45 = 950W

Bước 2: W = 950 * 1.5 = 1425W cần chọn loại công suất UPS khoảng 1400W, vì vậy nên chọn loại UPS 2000VA.

5/ NÊN LỰA CHỌN BỘ LƯU ĐIỆN UPS SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ NÀO?

Có 3 dòng công nghệ chính được áp dụng trong bộ lưu điện UPS

-Bộ lưu điện Offline

-Bộ lưu điện Offline sử dụng công nghệ Line Interactive (Biến áp từ ngẫu)

-Bộ lưu điện Online – conversion

Tuy nhiên hiện nay trên thị trường mọi người thường ưu tiên chọn lựa 2 công nghê chính là Offline (standby UPS) và Online Double – Conversion. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn mà chúng ta nên chọn 1 trong 2 loại Bộ Lưu Điện này.

Công nghệ Ofline (standby UPS)

  • Khi có nguồn điện lưới UPS sẽ cho điện lưới thẳng tới phụ tải. Khi mất điện, tải sẽ chuyển mạch cấp điện từ ắc quy qua bộ Inverter. Dạng bộ điện áp ra của bộ Inverter loại này thường là STEP WAVE( dạng sung chữ nhật, không SIN)
  • Phạm vi áp dụng UPS loại này thường cho các thiết bị đơn giản, công suất nhỏ, ít nhạy cảm lưới điện, đòi hỏi độ tin cậy thấp. Dòng sản phẩm đại diện cho chủng loại UPS này là POWER WARE UPS 3115 với công suất 300VA-650VA.
  • Đây được xem là công nghệ sơ khai được áp dụng và tạo nên UPS hoàn chỉnh, công nghệ này ra đời sớm và vẫn được duy trì tới hiện nay.

Công nghệ Double – conversion Online

  • Hoạt động theo nguyên tắc chuyển đổi kép: từ AC sang DC sau đó chuyển ngược lại DC sang AC. Do đó nguồn điện cung cấp cho tải hoàn toàn do UPS tạo ra bảo đảm ổn định cả về điện áp và tân số. Điều này làm cho các thiết bị được cung cấp điện bởi UPS hầu như cách ly hoàn toàn với sự thay đổi của lưới điện. Vì vậy nguồn do UPS online tạo ra là nguồn điện sạch (lọc hầu hết các sự cố trên lưới điện), chống nhiễu hoàn toàn. Điện áp ra hoàn toàn hình SIN.

BẢN CHẤT CỦA CÔNG NGHỆ NÀY LÀ LÀM SAO CHO RA NGUỒN ĐIỆN GẦN GIỐNG NHẤT VỚI LƯỚI ĐIỆN THÔNG THƯỜNG VÀ GIẢM ĐỘ TRỄ CHUYỂN MẠCH XUỐNG THỜI GIAN THẤP NHẤT.

  • Ngoài ra ở các dòng máy Bộ lưu điện APC online Easy UPS 6 – 10KVA sử dụng công nghệ Double – conversion Online của thương hiệu Schneider họ còn tích hợp thêm các tính năng nổi bật như chức năng chỉnh sửa hệ số nguồn điện đầu vào, hệ số công suất cao, điều hoà nguồn điện, ngắt điện khẩn EPO (Emergency Power Off) và tính năng kết nối song song.
  1. Chức năng chỉnh sửa hệ số nguồn điện đầu vào
  • (0,99 đối với nguồn điện đấu vào thông thường và đấu tải)
  1. Giảm thiểu chi phí lắp đặt khi cho phép sử dụng các máy phát và cáp nhỏ hơn
  • Hệ số công suất cao
  • Hệ số công suất bằng 1 đối với các model chuẩn.
  1. Điều hoà nguồn điện
  • Bảo vệ tải từ các đợt điện áp tăng, đột biến, chập mạch, sét đánh , hoặc các trường hợp nhiễu điện khác.
  1. Ngắt điện khẩn EPO (Emergency Power Off)
  • Lập tức ngắt nguồn các thiết bị kết nối trong các trường hợp khẩn
  1. Tính năng kết nối song song
  • Khả năng kết nối song song giúp tăng công suất và cung cấp khả năng luôn sẵn sàng cao để hỗ trợ các tải đang sử dụng.

Đây cũng chính là công nghệ áp dụng cho UPS được nhiều người sử dụng rộng rãi cho đến thời điểm hiện tại đặc biệt là các dòng Bộ Lưu Điện UPS đến từ thương hiệu Schneider

6/ SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN UPS BỘ LƯU ĐIỆN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TĂNG TUỔI THỌ CỦA CHÚNG?

Lắp đặt bộ lưu điện UPS ở nơi thoáng mát, khô ráo, có vị trí thuận lợi, không quá cao.

Vệ sinh UPS định kỳ, không để máy bị bám quá nhiều bụi bẩn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của máy.

Thực hiện đều đặn 2 tháng tiến hành xả điện cho UPS ít nhất 1 lần, để máy chạy ở chế độ ắc quy cạn điện tới mức dưới 10% khởi động lại máy và nạp lại từ đầu.

Kiểm tra ắc quy định kỳ hàng tuần hoặc tháng. Vì đây là bộ phận chính trong việc cung cấp nguồn điện. Nếu bộ điện ắc quy bị phù, đồng nghĩa với việc chúng ta nên thay một bộ ắc quy khác mới để đảm bảo thời lượng mà bộ lưu điện UPS hoạt động khi nguồn điện nhà bị cúp.

Khi không có nhu cầu sử dụng nên tắt UPS, không để máy hoạt động và cắm điện suốt, sẽ rất dễ bị chai pin. Ngược lại cũng không nên dừng sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng. Nên sạc định kỳ cho UPS khoảng 3 tháng 1 lần.

Lưu ý: không để ắc quy hết kiệt điện, sẽ không tốt, tối thiểu là 10%

Hy vọng, thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm một số kiên thức cũng như là cách chọn mua và vận hành sử dụng bộ lưu điện UPS sao cho tốt nhất.

Tìm hiểu thêm về các sản phẩm của thương hiệu Schneider tại đây: http://eltec.com.vn/danh-muc/bo-luu-dien/

 

 

 

 

 

Thông tin khác